Thờ phụng Thân_Cảnh_Phúc

  • Thân Cảnh Phúc được phụng thờ tại các đình làng đều mang tên Đình Thân, với tên gọi Thân Vũ Thành, cùng Cao Sơn, Quý Minh (có thể là Thừa Quý và Thiệu Thái) và các công chúa nhà Lý, nằm tại: xã Hương Sơn huyện Lạng Giang, thị trấn Đồi Ngô huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang. Đình Thân ở Đồi Ngô, còn có một đạo sắc phong cổ và các câu đối nói về công lao của tướng quân Vũ Thành và các công chúa nhà Lý. Đình Thân này đã được Bộ Văn hóa Thông tin nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam cấp bằng công nhận Di tích Lịch sử - Văn hóa (cấp nhà nước) ngày 28 tháng 4 năm 1994.[3]
  • Đình làng Tòng Lệnh thuộc thôn Tòng Lệnh, xã Trường Giang, huyện Lục Nam (nơi ông chào đời) cũng thờ ông với tên Vũ Công Thành là tên khai sinh của ông, tại Tòng Lệnh vẫn còn Đền thờ Mẫu tức mẹ của vị tướng Áo chàm-ông tổ của Chiến tranh du kích của Việt Nam. Đầu năm 2007 nhà nước đã công nhận đình làng là di sản văn hóa cấp tỉnh (theo quyết định số 5110/QĐ-BVHTT ngày 10 - 11 - 2006). Lễ hội được tổ chức trong 3 ngày từ ngày 05 đến ngày 07 tháng giêng hàng năm.
  • Đình Thổ Hà, thuộc làng Thổ Hà, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, Bắc Giang.
  • Khu di tích đền Từ Hả (thuộc xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang) nằm trọn trên núi Kỳ Lân (Kỳ Sơn) là một khu đất có địa thế đẹp. Trước núi là sông Lục Namnúi Yên Tử, phía sau là vòng cung Bắc Sơn và dãy Bảo Đài, Thái Hoà hùng vĩ, bên tả, bên hữu là thung lũng sông Lục Nam chạy dọc theo tuyến lộ Đông Bắc, nối liền Hà Bắc (trước đây) với miền núi cao Lạng Sơn. Đền Từ Hả là một trung tâm của những nơi thờ tướng quân Vũ Thành, nên tại đền Thượng, tượng Tướng quân được đặt ở vị trí trang trọng nhất. Tượng tạc từ thời , sơn thiếp vàng son lộng lẫy uy nghi. Tới nay hình tượng Vũ Thành vẫn còn ghi đậm trong tâm trí của nhân dân đôi bờ sông Lục. Đền Từ Hả thờ Tướng quân Vũ Thành với duệ hiệu: Đương Cảnh thành hoàng, tri biên đầu thượng tướng quân Vũ Thành tôn thần.
  • Theo truyền thuyết mà nhân dân kể lại: xưa kia có một vị Tướng quân - tức Tướng quân Vũ Thành (nhân dân miền núi thường gọi là Vua) đánh giặc bị đứt lìa đầu ra khỏi cổ, ông đã tìm hỏi 100 người xem liệu mình còn được sống không, hỏi đến 99 người họ nói là sống, còn một người cuối cùng nói rằng "cây bị chặt thì cây còn mọc chồi, người đứt lìa cổ làm sao mà còn sống được" thế là ông ấy chết, nghe nói ông bị giặc phương Bắc chém đứt cổ và được ngựa đưa về từ một Ải ở Lạng Sơn về đi qua xã Nam Quan, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn thì ngựa dừng nghỉ một lần, về đến Ải Khả Lý (hay còn gọi là Ly Sa) tức làng Đồn xã Sa Lý, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang ngày nay, ngựa lại nghỉ một lần. Những nơi ngựa đưa xác ông về và dừng nghỉ có những giọt máu chảy xuống và những nơi đó đã được nhân dân địa phương lập Đình thờ, ở Đình làng Đồn trước đây nhân dân đã từng ra lễ hội và dâng hương vị này vào ngày 4 tháng Giêng hàng năm. Hiện nay Đình làng Đồn đã được nhân dân tự đóng góp xây dựng lại (2014) do mất bản Sắc Đình nên bà con nơi đây đã mong được ai đó biết về Sắc Đình ấy để nhân dân tiến hành quy hồi lại và làm lễ cho Ngài vào nhà mới.